Chuyển đến nội dung chính

BÀI ĐĂNG NỖI BẬC

Nhiều doanh nghiệp niêm yết ngược sóng

 (ĐTCK) Kế hoạch kinh doanh được hàng trăm công ty trên sàn chứng khoán công bố gây không ít bất ngờ, với nhiều con số tăng trưởng ấn tượng. Ngược dòng khó khăn Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Traphaco (mã TRA) đã thống nhất trình cổ đông mục tiêu kinh doanh năm nay với doanh thu đạt 2.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 326 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 8% và 11% so với năm 2022. Trong khi nhiều doanh nghiệp bất động sản khá e dè với kế hoạch kinh doanh năm 2023 thì vẫn có những đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh. Đại hội cổ đông Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) đã thông qua kế hoạch sản xuất - kinh doanh với doanh thu 1.145 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 320 tỷ đồng, lần lượt tăng 200% và 180% so với năm 2022. Lãnh đạo Sudico cho biết, trong năm nay, Công ty sẽ tập trung hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý một số dự án như khu đô thị Nam An Khánh, khu du lịch sinh thái Sông Đà - Ngọc Vừng, khu nhà ở Văn La, khu đô thị Hòa Hải - Đà Nẵng. Trong bối cả

Nỗi lo đè nặng doanh nghiệp xây dựng

 


(ĐTCK) Giá một số loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng và thép, vừa có đợt tăng “sốc” thứ hai trong năm 2021, khiến các doanh nghiệp ngành xây dựng lại “đứng ngồi không yên”.

Nguy cơ “vỡ trận”


Trong vòng chưa đầy 2 tuần, giá xi măng tăng thêm 80.000 - 100.000 đồng/tấn. Than chiếm 40 - 45% giá thành sản xuất xi măng, nên việc giá than trong nước tăng 7 - 10%, cùng với giá dầu DO dùng để đốt khi sấy lò tăng trên 10% và một số phụ gia khác dùng trong sản xuất xi măng tăng giá là lý do khiến giá xi măng gần đây tăng mạnh.


Không chỉ giá xi măng, trong bản báo cáo mới đây, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) ghi nhận nguy cơ “vỡ trận” với các nhà thầu khi mặt bằng giá thép cũng tăng mạnh.


Từ đầu tháng 10/2021 đến nay, nhiều doanh nghiệp thép như Hòa Phát, Thép Thái Nguyên, Việt Đức... đã điều chỉnh giá bán thêm 200 - 860 đồng/kg, tùy từng chủng loại và thương hiệu.


Trước đó, giai đoạn đầu năm 2021, giá thép tăng vọt so với năm 2020 khiến các cơ quan chức năng phải vào cuộc kiểm tra. Sau đó, giá thép và các vật liệu khác hạ nhiệt, rồi điều chỉnh giảm dần, nhưng đến nay lại bước vào đợt tăng mới.


Giá thép ở mặt bằng cao đã giúp các doanh nghiệp ngành thép ghi nhận lợi nhuận đột biến trong giai đoạn vừa qua, nhất là khi có hàng tồn kho giá rẻ từ trước. Ngược lại, các nhà thầu xây dựng “méo mặt” vì chi phí tăng vọt.


Trong những chia sẻ gần đây, ban lãnh đạo của hai doanh nghiệp lớn ngành xây lắp là Coteccons và Hòa Bình Corp bày tỏ mối lo ngại đặc biệt với tình hình giá nguyên liệu gia tăng đột biến, vì chi phí bị đội lên cao. Các doanh nghiệp khác như Ricons, Fecon, Hưng Thịnh Incons, Vinaconex hay Phục Hưng Holdings cũng đều quan ngại trước tình trạng giá nguyên vật liệu tăng mạnh.


Trong đợt tăng giá “sốc” nửa đầu năm nay, nhiều doanh nghiệp xây dựng chủ động làm việc với những nhà cung cấp lớn về điều kiện hợp đồng thanh toán, mua dự trữ trước theo kế hoạch thi công…, nhưng các biện pháp này chỉ góp phần làm giảm một phần thiệt hại, bởi chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng quá lớn.


Theo tính toán sơ bộ của một số nhà thầu, thép chiếm 32 - 33% chi phí xây dựng; với công trình nhà chung cư xây thô, con số này dao động trong khoảng 29 - 30%; tính đến khi căn hộ hoàn thiện thì thép chiếm 10 - 15% tổng chi phí xây dựng. Giá thép tăng vọt, trong khi phần lớn các doanh nghiệp xây lắp ký hợp đồng cố định, nên tình hình hoạt động dự kiến tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong quý IV này.


Trong quý III/2021, ảnh hưởng bởi giãn cách nhằm phòng chống dịch Covid-19 cùng giá nguyên vật liệu ở mức cao, không ít doanh nghiệp ngành xây lắp có lợi nhuận lao dốc như Hòa Bình Corp chỉ lãi 5,2 tỷ đồng, giảm 90% so với cùng kỳ năm ngoái, thậm chí Coteccons lỗ gần 12 tỷ đồng.


Trước tình hình khó khăn của ngành xây dựng cùng mâu thuẫn lợi ích với các thành viên Ban điều hành cũ, Coteccons quyết định sẽ không tập trung toàn lực cho mảng cốt lõi là xây dựng, mà hướng đến xây dựng hệ sinh thái bao gồm xây dựng, tài chính xây dựng, cơ điện (M&E), cơ sở hạ tầng…


Đại diện một số doanh nghiệp cung cấp vật liệu xây dựng cho biết, trong 2 tuần vừa qua đã có 2 lần thông báo điều chỉnh tăng giá tới các nhà thầu. Không ít nhà thầu rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, không dám ký hợp đồng mới.