Chuyển đến nội dung chính

BÀI ĐĂNG NỖI BẬC

Nhiều doanh nghiệp niêm yết ngược sóng

 (ĐTCK) Kế hoạch kinh doanh được hàng trăm công ty trên sàn chứng khoán công bố gây không ít bất ngờ, với nhiều con số tăng trưởng ấn tượng. Ngược dòng khó khăn Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Traphaco (mã TRA) đã thống nhất trình cổ đông mục tiêu kinh doanh năm nay với doanh thu đạt 2.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 326 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 8% và 11% so với năm 2022. Trong khi nhiều doanh nghiệp bất động sản khá e dè với kế hoạch kinh doanh năm 2023 thì vẫn có những đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh. Đại hội cổ đông Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) đã thông qua kế hoạch sản xuất - kinh doanh với doanh thu 1.145 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 320 tỷ đồng, lần lượt tăng 200% và 180% so với năm 2022. Lãnh đạo Sudico cho biết, trong năm nay, Công ty sẽ tập trung hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý một số dự án như khu đô thị Nam An Khánh, khu du lịch sinh thái Sông Đà - Ngọc Vừng, khu nhà ở Văn La, khu đô thị Hòa Hải - Đà Nẵng. Trong bối cả

Bình quân mỗi tháng, Tập đoàn Bảo Việt (BVH) lãi ròng gần 160 tỷ đồng

 Luỹ kế 9 tháng đầu năm nay, Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH) lãi ròng 1.436 tỷ đồng, tương đương bình quân mỗi tháng lãi hơn 159,5 tỷ đồng.

Tập đoàn Bảo Việt vừa công bố Báo cáo tài chính riêng công ty mẹ và hợp nhất sau soát xét 9 tháng đầu năm nay.


Theo đó, luỹ kế 9 tháng, lãi ròng của Bảo Việt đạt hơn 1.436 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2020.


Ban lãnh đạo Tập đoàn này lý giải ngắn gọn về mức tăng trưởng vừa nêu là “nhờ chuyển biến tích cực của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán so với cùng kỳ năm ngoái”.

Hiện, Bộ Tài chính chi phối 65% vốn Bảo Việt, trong khi các cổ đông lớn khác là Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Sumitomo (Sumitomo Life) cùng Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nắm lần lượt 22,09% và 2,98% vốn.

Bảo Việt có 6 công ty con đang hoạt động lĩnh vực bảo hiểm, bất động sản, hướng nghiệp lái xe… với tỷ lệ sở hữu từ 59,92% đến 100% vốn.

Đồng thời, Tập đoàn này còn có 1 quỹ đầu tư, 8 công ty liên doanh/liên kết và 3 đơn vị hạch toán phụ thuộc



Tính đến cuối tháng 9, tổng tài sản của Bảo Việt tăng hơn 18.740 tỷ đồng so với hồi đầu năm, lên mức 165.157 tỷ đồng; trong đó, tài sản ngắn hạn khoảng 99.000 tỷ đồng.


Trong hơn 66.150 tỷ đồng tài sản dài hạn, Tập đoàn này ghi nhận khoản đầu tư tài chính đến cuối kỳ tăng 22,5% so với hồi đầu năm, lên 63.564 tỷ đồng.


Trong tài sản ngắn hạn, khoản tiền gửi tại các tổ chức tài chính có kỳ hạn gốc dưới 3 tháng của Bảo Việt tăng mạnh từ mức 6.137 tỷ đồng hồi đầu năm lên hơn 14.856 tỷ đồng



Nợ phải trả đến cuối kỳ của Tập đoàn tăng hơn 17.410 tỷ đồng so với hồi đầu năm, với 143.000 tỷ đồng; trong đó, nợ dài hạn xấp xỉ 120.000 tỷ đồng (tăng 13,3%) gồm 119.393 tỷ đồng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.


Vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối kỳ lần lượt là 22.156 tỷ đồng và 4.638 tỷ đồng.


Trong kỳ, Bảo Việt đã trả nợ gốc cho vay (bao gồm hoạt động repo) hơn 25.000 tỷ đồng; đồng thời vay thêm 27.105 tỷ đồng.


Trên thị trường chứng khoán, từ ngày 19/7, giá cổ phiếu BVH duy trì đà tăng từ 48.000 đồng lên mức 62.800 đồng/cổ phiếu đóng cửa phiên ngày 12/11.


Trong khoảng thời gian từ ngày 9/10 đến 9/11/2021, ông Đinh Tiến Hùng, Trưởng ban kiểm soát Bảo Việt đã bán 1.000 cổ phiếu BVH, trong khi vị này đăng ký bán toàn bộ 55.239 cổ phiếu mà mình đang nắm giữ.


Do “giá giao dịch không đạt được như kỳ vọng” nên sau giao dịch vừa nêu, ông Hùng còn sở hữu 54.239 cổ phiếu BVH.


3 ngày trước (ngày 9/11), ông Hùng đăng ký bán 50.000 cổ phiếu BVH cho “nhu cầu kinh doanh” theo phương thức thoả thuận, khớp lệnh với thời gian giao dịch từ ngày 12/11 đến 11/12/2021.